Một Số Loại Vật Liệu Xây Dựng Thân Thiện Với Môi Trường

Những lo lắng khi xây nhà 15-08-2021 by catquangninh
  1. 1. Tre
  2. 2. Gạch không nung
  3. 3. Kính tiết kiệm năng lượng
  4. 4. Ngói đúc ép - không nung
  5. 5. Nút bần
  6. 6. Rơm
  7. 7. Tấm cách nhiệt lạnh PU

Hiện nay, các loại vật liệu có tính thân thiện với môi trường ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. 

Chúng vẫn đảm bảo được yếu tố bền vững cho công trình suốt thời gian sử dụng, thậm chí còn vượt trội hơn cả các loại vật liệu truyền thống.

Sau đây là danh sách một số loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường được sử dụng rộng rãi nhất.

Tre

Đây là loại vật liệu tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam.

Nó không chỉ là loại vật liệu thân thiện với môi trường, mà còn được biết đến với sự "góp mặt" trong rất nhiều trận chiến anh dũng của dân tộc ta thời xưa.

Người ta thường sử dụng thân tre để làm móng và xà ngang. Xu hướng này ngày càng gia tăng, nhất là đối với các công trình xây dựng nhà ở. 

Bởi tre là loại cây rất dễ trồng, không kén đất và tốn vô cùng ít công sức để chăm sóc.

Chúng phát triển cực kỳ nhanh và quan trọng hơn hết, tre có độ chịu lực lớn.

Nếu được khai thác đúng quy trình, tre sẽ trở thành nguồn nguyên vật liệu xây dựng thay thế rất tốt cho các loại sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. 

Hơn nữa, tre không tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người.

Kim loại tái chế

Như chúng ta đã biết, việc khai thác mỏ hiện nay đã gây ra nhiều hiện tượng rối loạn môi trường sống tự nhiên như sụt hố và ô nhiễm đất...

Chính vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất mà chúng ta nên áp dụng là dùng kim loại tái chế để thay thế. 

Việc sử dụng loại vật liệu này sẽ giúp hạn chế tối đa những tác động xấu của ngành khai thác mỏ đến môi trường tự nhiên.

Hai kim loại được dùng làm vật liệu tái chế nhiều nhất trên thế giới hiện nay là nhôm và đồng.

Gạch không nung

Quá trình xây nhà với gạch không nung đang dần trở thành xu hướng kiến trúc mới. 

Loại gạch này mang tính thẩm mỹ cao và đảm bảo rất tốt các chỉ số xây dựng cho công trình.

Công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất và phế thải tại Việt Nam trong những năm gần đây đã được nội địa hóa với nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Việc sản xuất gạch không nung chiếm 30% - 50% nguyên liệu đất. 
  • Nguồn đất đa dạng từ miền núi, duyên hải và chứa đá sỏi không canh tác nông nghiệp được…
  • Khả năng chịu nhiệt của loại gạch không nung khá cao, có thể lên đến mức 950 độ C.
  • Trọng lượng mỗi viên gạch khoảng 2,3kg. Nếu đục lỗ thì chỉ còn 1,8kg.
  • Sản phẩm nhẹ hơn rất nhiều so với loại gạch nung thông thường.
  • Giá thành mỗi viên của sản phẩm có thể thấp hơn hoặc ngang với gạch nung bình thường.
  • Dây chuyền sản xuất và công nghệ tạo gạch không nung đã được nội địa hóa tối đa.  

Kính tiết kiệm năng lượng

Hiện nay, loại kính tiết kiệm năng lượng được sử dụng nhiều nhất trên thị trường xây dựng Việt Nam là Low-E.

Low-E được phủ trên bề mặt một hợp chất đặc biệt, giúp kính có tính năng hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm giảm sự phát tán. 

Đồng thời, kính còn có khả năng làm chậm quá trình truyền tải nhiệt mà vẫn đảm bảo được độ sáng cho căn phòng.

Sản phẩm còn giúp cho không gian căn phòng trở nên ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi hè về.

Công dụng đặc biệt mà kính Low-E sở hữu là ngăn ngừa, làm giảm sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong và ngược lại.

Sử dụng kính Low-E, công trình của bạn luôn ổn định mức độ nhiệt theo yêu cầu. 

Ngói đúc ép - không nung

Ngói đúc ép - không nung được sản xuất từ xi măng, silicate, bột màu và phụ gia chống thấm. Sau đó, người ta sẽ đem đi ép định hình rồi phơi khô để tạo ra thành phẩm.

Có hai dạng công nghệ hiện đại và tốt nhất ngày nay được sử dụng trong quá trình sản xuất ra loại vật liệu này:

  • Công nghệ ướt: Sử dụng bột màu hoà lẫn với xi măng để tạo thành vữa. Sau đó, đem phun trực tiếp lên bề mặt viên ngói đang còn ướt ngay sau khi nó đã được định dạng.
  • Công nghệ khô: Sơn màu và chống thấm cho ngói sau khi đã khô.

So với ngói đất sét nung truyền thống, sản phẩm này góp phần bảo vệ môi trường sống tốt hơn vì không trải qua quá trình sử dụng nhiệt.

Nút bần

Nút bần được làm từ việc tước vỏ của thân cây Sồi.

Sau đó, nó sẽ được nén dưới áp suất và đun sôi để khử trùng. 

Người ta sẽ tiến hành làm mềm vỏ gỗ Sồi trước khi đem đi đục lỗ để tạo ra nút bần như chúng ta vẫn thường hay thấy.

Bình thường, nút bần được ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành sản xuất rượu.

Chúng sẽ được đem đi xử lý làm nút đóng chai rượu nhờ sở hữu khả năng không thấm nước, cách điện và chịu được lửa rất tốt.

Cũng chính nhờ những khả năng đó mà nút bần đã được ứng dụng làm vật liệu xây dựng ốp tường. 

Những bức tường được ốp bởi nút bần mang lại một vẻ đẹp bắt mắt và có tính thẩm mỹ cao.

Loại vật liệu này được rất nhiều nơi ứng dụng để tạo nên những công trình xây dựng có kiến trúc mới lạ và độc đáo.   

Rơm

Những bức tường rơm được xây dựng vô cùng ấn tượng trong một số tòa nhà đã chứng minh được sự chắc chắn mà loại vật liệu gần gũi và dễ tìm này mang lại. 

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng rơm rạ vào việc xây dựng nhà. 

Cho đến ngày nay, những công trình nhà cửa được làm từ rơm cũng dần trở nên quen thuộc với nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng Scandinavia.

Rơm có khả năng cách nhiệt khá tốt, tạo sự linh hoạt cho không khí trong ngôi nhà của bạn. 

Quan trọng hơn, rơm là một loại vật liệu dễ phân hủy và thu hoạch, có thể cho thành phẩm liên tục trong suốt một năm liền.

Chính vì vậy, khi sử dụng rơm, chúng ta sẽ không cần phải quá lo về vấn đề cạn kiệt.   

Tấm cách nhiệt lạnh PU

Tấm PU lạnh (Poly Urethane) là loại vật liệu xanh có khả năng cách nhiệt hoàn hảo, chống ẩm và cháy cực kỳ tốt. 

Đồng thời, sản phẩm không bị lão hoá và sở hữu khả năng chịu lực cùng với độ bền cao.

Trong xây dựng, tấm cách nhiệt lạnh PU được sử dụng để tạo ra nhà tiền chế, bệnh viện, trường học...

Nhờ được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại mà loại vật liệu này có độ bền sử dụng vô cùng cao.

Ngoài công năng cách âm - nhiệt cực tốt, sản phẩm còn có khả năng chống nóng và kháng cháy tuyệt đối trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

Tấm cách nhiệt lạnh PU luôn đảm bảo cho vách, trần, mái của nhà xưởng được khai thác và sử dụng lâu dài. Bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa.

Tấm cách nhiệt lạnh PU còn đạt tiêu chuẩn của vật liệu nhẹ với tỷ trọng chỉ từ 12 đến 48kg/m3.

Điều này giúp làm giảm tải trọng cho kết cấu cũng như lực ép móng cọc cho công trình.

 

Đây là loại vật liệu giải quyết tốt những điểm yếu của phương pháp xây tô truyền thống như gạch, bê tông... đặc biệt là trong địa hình nền móng yếu và dễ sụt lún. 

Loại vật liệu này rất thích hợp sử dụng cho những nơi có thổ nhưỡng dễ sụt lún, sình lầy nhiễm mặn và oxy hóa cao.

Việc sử dụng sản phẩm này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian thi công cũng như chi phí đầu tư một cách đáng kể.

Thời gian sử dụng của sản phẩm có thể lên đến 40 năm.

 

Tham khảo báo giá vật liệu xây dựng tại Hạ Long, Quảng Ninh

=== > Báo giá cát vàng xây dựng tại hạ long

=== > Báo giá cát vàng xây dựng tại quảng ninh

=== > Báo giá cát đen xây dựng tại hạ long

=== > Báo giá cát đen xây dựng tại quảng ninh

=== > Báo giá cát san lấp tại quảng ninh

=== > Báo giá cát san lấp tại hạ long

=== > Báo giá vật liệu xây dựng tại quảng ninh

=== > Báo giá vật liệu xây dựng tại hạ long

=== > Báo giá đá xây dựng tại quảng ninh

=== > Báo giá đá xây dựng tại hạ long

=== > Báo giá xây nhà trọn gói tại hạ long

=== > Báo giá xây nhà trọn gói tại quảng ninh

=== > Xây nhà giá rẻ tại hạ long

=== > Xây nhà giá rẻ tại quảng ninh

(0) Bình luận “Một số loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường”

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *