Cách Lắp Đặt Gạch Kính Lấy Sáng
- 1. Gạch kính lấy sáng là gì?
- 2. Ưu điểm của gạch kính lấy sáng
-
3. Cách lắp đặt gạch kính lấy sáng
- 1. Chọn loại gạch kính lấy sáng phù hợp với công trình
- 2. Lập kế hoạch cho quá trình thi công
- 3. Trộn vữa và lắp đặt
- 4. Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối
- 5. Gia cố để cung cấp sức chịu lực cho tường
- 6. Làm sạch bề mặt thi công
- 7. Niêm phong khu vực mới lắp đặt
Gạch kính lấy sáng là gì?
Gạch kính lấy sáng là dòng sản phẩm được chế tạo bởi nguyên liệu chính từ khối thủy tinh, sở hữu khả năng cách âm - nhiệt và chống thấm nước khá tốt.
Khối thủy tinh đã được phát triển từ những năm 1900 với mục đích cung cấp ánh sáng tự nhiên cho các nhà máy sản xuất.
Hiện nay, loại gạch này đang dần trở thành một sản phẩm trang trí tường mang lại sự sang trọng cho không gian nhà và quan trọng hơn, chúng khá thân thiện với môi trường.
Gạch kính lấy sáng thường được sử dụng để tạo vách ngăn tường cho văn phòng, spa, bar, nhà vệ sinh...
===>: Xem thêm bảng giá vật liệu xây dựng hạ long
Ưu điểm của gạch kính lấy sáng
- Có nhiều thiết kế, mẫu mã đẹp, với chất liệu từ trong đến mờ và đục hay vân màu.
- Thích hợp sử dụng trong nhiều loại công trình khác nhau.
- Có giá thành hợp lý.
- Bên trong gạch kính lấy sáng có chứa chân không với áp suất 0,3atm. Do vậy mà nó sở hữu khả năng cách nhiệt cao, lớn gấp 02 lần so với loại sản phẩm thông thường.
- Đây là loại vật liệu xây dựng đã được đánh giá là đạt tiêu chuẩn về việc tiết kiệm năng lượng.
- Gạch kính tạo cho người sử dụng một môi trường sống thoải mái, bởi nó có tính năng trao đổi cũng như phản chiếu ánh sáng và khúc xạ cực tốt.
- Nhờ sở hữu khả năng cách âm tốt mà gạch kính lấy sáng có thể mang đến cho người dùng một không gian yên tĩnh ngay chốn thành thị đông đúc.
- Tường làm từ gạch kính lấy sáng giúp chống lại được sức gió và những chấn động, bảo vệ ngôi nhà khỏi sự "đột nhập" của các tác nhân từ bên ngoài.
- Đặc tính chống bám dính của gạch kính lấy sáng sẽ giúp cho việc vệ sinh và bảo trì trở nên dễ dàng hơn.
- Nếu bị hỏng và vỡ cũng có thể dễ dàng thay thế ngay bởi một viên gạch khác.
- Cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên.
- Làm giảm sức nóng từ môi trường bên ngoài nhờ vào độ dày và cấu tạo chân không.
===>: Xem thêm bảng giá vật liệu xây dựng hạ long
Cách lắp đặt gạch kính lấy sáng
Gạch kính có hai chức năng chính là lấy sáng tự nhiên và dùng để trang trí.
Chúng thường được sử dụng để xây tường/cửa sổ, cho phép lấy ánh sáng từ một phòng khác và bên ngoài môi trường thiên nhiên vào trong.
Không những vậy, nó còn giúp tạo nên một khối thủy tinh lý tưởng cho những căn phòng vệ sinh có vòi hoa sen.
Cách lắp đặt gạch kính lấy sáng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo những kỹ thuật sau đây.
Chọn loại gạch kính lấy sáng phù hợp với công trình
Khối gạch có diện tích rộng sẽ đón được nhiều ánh sáng từ bên ngoài hơn.
Còn khối gạch mỏng thì lại phù hợp với khu vực cửa sổ.
Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại gạch có kích thước, gam màu và kết cấu… khác nhau để tạo ra phong cách kiến trúc theo mong muốn của mình.
Lập kế hoạch cho quá trình thi công
Lập kế hoạch chi tiết cho công trình để có thể tận dụng được tối đa khối gạch.
Bởi chúng ta không thể tạo hình cho những viên gạch kính lấy sáng theo nhu cầu như loại sản phẩm thông thường khác trên thị trường.
Bạn nên xếp vị trí giữa các viên gạch, bức tường, khung cửa sổ trong khoảng từ 0,6cm đến 1cm.
Nếu gạch kính lấy sáng không thể lấp đầy không gian cần lắp đặt, thì bạn có thể cho thêm gỗ hoặc các loại vật liệu phù hợp khác.
Trộn vữa và lắp đặt
Bạn nên tuân thủ cách trộn vữa theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Trộn theo lô đủ để sử dụng trong khoảng một giờ đồng hồ là tốt nhất, tránh tình trạng quá nhiều thì vữa sẽ bị đóng thành cục trước khi sử dụng, gây lãng phí nguyên vật liệu.
Tỷ lệ giữa các loại vật liệu cần tuân thủ là 10kg bê tông, 10kg cát, 0,3kg keo ướt, 3kg nuớc. Sau đó, trộn chúng lại vào vữa.
Lắp đặt hàng gạch đầu tiên rồi trát đủ vữa lên một mặt của khối tiếp theo, để khoảng trống giữa chúng được lấp đầy.
Chỉ nên thêm vữa lên một mặt của khối tiếp theo trong cùng hàng.
Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối
Miếng đệm giúp đảm bảo cho không gian giữa các khối đồng nhất.
Đồng thời, hạn chế tình trạng vữa ở những hàng trên bị ép ra khỏi vị trí đã định.
Sử dụng đinh chữ T hoặc L để đảm bảo khoảng cách giữa các khối trên cùng một hàng đồng đều với nhau.
Gia cố để cung cấp sức chịu lực cho tường
Cứ khoảng 30cm, bạn nên có thêm thanh gia cố chịu lực để làm tăng tính ổn định cho các khối thủy tinh.
Làm sạch bề mặt thi công
Hãy làm sạch bề mặt dính bụi, hồ, vữa với một miếng vải mềm và ẩm.
Niêm phong khu vực mới lắp đặt
Sử dụng bít thường xuyên giữa các khối, tường, khung bằng keo silicon để tăng sự gắn kết.
Lưu ý khi sử dụng gạch kính lấy sáng
Gạch kính lấy sáng tuy không phải là một loại vật liệu xa lạ nhưng giờ đây, việc thi công chúng mới đang dần trở nên thịnh hành.
Chính vì vậy, khi có ý định sử dụng gạch kính lấy sáng cho không gian sống của mình, bạn cần lưu ý một vài điểm như sau:
- Không sử dụng gạch kính lấy sáng để xây dựng tường chịu lực.
- Không cắt nhỏ các viên gạch kính.
- Mọi viên gạch đều có chung kích thước là 190x190x80mm.
- Khối lắp đặt luôn phải nằm trong một khung để cạnh được bảo vệ tốt nhất.
Nếu bạn cũng đang có ý định tìm mua và sử dụng gạch kính lấy sáng cho ngôi nhà của mình, thì hãy liên hệ đến cho Cát Song Phương thông qua hotline 081.749.6666 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng nhanh chóng nhé!
(0) Bình luận “Cách lắp đặt gạch kính lấy sáng”
Danh mục
Tags